8+ Cách chữa tiêu chảy cấp tốc tại nhà ai cũng nên biết
18/09/2020
Tiêu chảy là vấn đề tiêu hoá phổ biến gây khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ người bệnh. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này ngay tại nhà bằng những mẹo chữa tiêu chảy cấp tốc như sau.
1. Sơ lược về tiêu chảy
Tiêu chảy là tên gọi để chỉ tình trạng đi ngoài phân lỏng, nhiều lần trong ngày, có thể kèm theo đau bụng, đầy hơi. Một số trường hợp bị tiêu chảy có thể kèm theo cảm giác buồn nôn, ói mửa, đi ngoài ra máu hoặc sốt.
Các nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy:
- Nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng như: Shigella, Bacillus cereu,…
- Do các bệnh lý về đường tiêu hoá: Hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, viêm ruột,…
- Do ngộ độc thực phẩm, dị ứng thức ăn, lo âu, căng thẳng,…
- Do uống quá nhiều rượu bia.
Tiêu chảy khiến người bệnh dễ bị mất nước, cơ thể mệt mỏi, suy kiệt. Khi không được điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh việc sử dụng thuốc tây, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo cầm tiêu chảy ngay tại nhà dưới đây.
2. Tổng hợp các cách trị tiêu chảy cấp tốc tại nhà
Những cách trị tiêu chảy mà chúng tôi giới thiệu dưới đây không áp dụng cho người bệnh bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn, ký sinh trùng hay virus. Chính vì vậy bạn cần cân nhắc khi thực hiện. Sau đây là một số cách được dân gian áp dụng nhiều nhất.
2.1. Uống trà vỏ cam
Sử dụng vỏ cam giúp bạn cầm tiêu chảy nhanh chóng. Chỉ cần hãm vỏ cam khô hoặc tươi với nước nóng và chờ đợi vài phút là bạn đã có một ly trà vỏ cam cực kỳ tốt cho hệ tiêu hoá, giảm sự khó chịu do tiêu chảy gây nên.
Thực hiện: Vỏ cảm đem rửa sạch cho vào đun với nước hoặc hãm với nước sôi vài phút, có thể cho thêm 1-2 thìa cà phê mật ong để dễ uống hơn.
2.2. Uống trà gừng
Khi bạn bị tiêu chảy kèm theo nôn ói do dị ứng, ngộ độc thực phẩm hãy uống một ly trà gừng để cải thiện ngay các triệu chứng này.
Thực hiện: Rửa sạch gừng tươi đem thái lát rồi sao vàng. Mỗi lần cho vài lát vào nước sôi hãm uống thay nước trà để khắc phục tình trạng tiêu chảy.
2.3. Ngải cứu
Ngải cứu có vị đắng, tính ấm có tác dụng chống viêm, chữa đau bụng. Đặc biệt, loại lá này còn rất hiệu quả trong việc kháng nấm tụ cầu vàng và phẩy khuẩn tả. Do đó, được dùng để trị tiêu chảy rất hiệu quả.
Cách thực hiện: dùng 6g ngải cứu tươi, 15g gừng già, 10g trường bì, 30g nhục đậu khấu sắc với 750ml nước. Sắc còn 250ml chia làm 3 lần uống trong ngày.
2.4. Cầm tiêu chảy bằng lá ổi
Lá ổi có vị chát, có thể hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến viêm nhiễm. Bên cạnh đó, loại lá này cũng giảm sự xuất tiết, kích thích ruột và làm co mạch.
Để cầm tiêu chảy, bạn có thể nhai 4-5 búp ổi với một ít muối, nuốt nước, bỏ bả. Hoặc bạn cũng có thể đun nước lá ổi để uống như nước trà.
2.5. Nước gạo rang
Nước gạo rang rất tốt cho sức khoẻ đặc biệt là hiệu quả trong việc cầm tiêu chảy. Ngay khi bị tiêu chảy, bạ uống nước gạo rang không chỉ bù nước cho cơ thể mà còn nhanh chóng chấm dứt tình trạng đi ngoài.
Thực hiện: Rang vàng khoảng 100g gạo lứt. Sau khi gạo vàng cho 2 lít nước vào đun sôi và vặn nhỏ lửa đến khi gạo chín bung. Chắt lấy phần nước uống hết trong ngày.
2.6. Hồng xiêm xanh
Theo Y học cổ truyền, hồng xiêm xanh có vị ngọt, tính mát giúp giải khát và nhuận tràng. Trong thành phần loại quả này còn chứa tanin rất tốt trong việc điều trị tiêu chảy.
Thực hiện: Cắt hồng xiêm thành các lát mỏng, đem phơi khô dưới nắng rồi sao vàng. Mỗi lần sắc tầm 10 lát hồng xiêm sao vàng với 2 lít nước để uống.
2.7. Cây lá nhót
Loại cây này xuất hiện nhiều ở miền Trung và Bắc có quả khi chín màu đỏ, vị chua. Phần lá được dùng hỗ trợ cầm tiêu chảy rất hiệu quả.
Cách thực hiện: Dùng 6-12g lá nhót khô đem sắc với 400ml nước còn khoảng 100ml nước thì tắt bếp. Chia thành hai lần để uống trong ngày.
2.8. Lá mơ lông
Trong Đông y, lá mơ lông có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường ruột, đặc biệt là tình trạng tiêu chảy. Bạn có thể thái nhỏ lá mơ lông, trộn với lòng đỏ trứng gà, thêm chút muối rồi hấp cách thuỷ, ăn khi còn nóng để cải thiện bệnh.
3. Những lưu ý khi chữa tiêu chảy cấp tốc tại nhà
Trị tiêu chảy bằng các cách tự nhiên tại nhà muốn đạt được hiệu quả và đảm bảo an toàn, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:
- Hạn chế các thực phẩm khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn như: chất kích thích, sữa, đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, đồ tanh, sống,…
- Bổ sung thực phẩm giàu tinh bột như ngũ cốc, bột sắn,…, uống nhiều nước hơn.
- Nếu có các dấu hiệu bất thường như phân đen, sốt cao, ói mửa liên tục, bụng đau dữ dội,… Bạn nên đi khám bác sĩ để có phương án điều trị hợp lý. Bởi đây rất có thể là triệu chứng của các bệnh lý về đường tiêu hoá.
4. Phòng tránh bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và cuộc sống của người bệnh. Để ngăn chặn tình trạng này, Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng khuyến cáo bạn nên:
- Ăn chín uống sôi, không ăn đồ tái sống, nhất là với những người có hệ tiêu hoá yếu.
- Hạn chế uống rượu bia, đồ uống có ga, cồn.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tốt cho hệ tiêu hoá.
- Thường xuyên tập luyện thể dục, giúp hệ tiêu hoá và các cơ quan khác của cơ thể hoạt động tốt hơn.
- Khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện và xử lý kịp thời các bệnh lý về sức khoẻ cũng như hệ tiêu hoá.
- Điều trị tốt các bệnh lý tiêu hoá (nếu có).
Trên đây là toàn bộ các thông tin về cách chữa tiêu chảy cấp tốc tại nhà mà website Đại tràng Tâm Bình muốn gửi đến quý độc giả. Để được tư vấn cụ thể hơn, bạn vui lòng liên hệ 0865 344 349 hoặc để lại thông tin cá nhân theo form bên dưới bài viết này.
XEM THÊM: