Hỗ Trợ Giảm Triệu Chứng Bệnh Đại Tràng

Hóa giải nỗi lo bà bầu bị tiêu chảy do đâu? Có nguy hiểm không?

17/12/2020

Từ khi có bầu, tôi thường xuyên bị tiêu chảy. Có ngày đi ngoài tới 3-4 lần, phân lỏng, thậm chí toàn nước. Dù đã thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế thực phẩm kích thích cay nóng, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ nhưng vẫn không thuyên giảm. Vậy tôi xin hỏi bà bầu bị tiêu chảy do đâu? Có nguy hiểm không? Làm thế nào để đối phó? (Vũ Trang – Thanh Hóa).

Câu hỏi của chị Vũ Trang đã được gửi tới Ths.Bs Nguyễn Thị Hẳng. Cùng lắng nghe chia sẻ của bác sĩ trong bài viết dưới đây.

bà bầu bị tiêu chảy
Bà bầu bị tiêu chảy do đâu? Có nguy hiểm không?

1. Bà bầu bị tiêu chảy do đâu?

Mẹ bầu bị tiêu chảy là hiện tượng rối loạn tiêu hóa phổ biến. Biểu hiện rõ nhất của tình trạng này là đau bụng, đi ngoài phân lỏng, tần suất hơn 3 lần/ngày. Tiêu chảy có thể xuất phát từ 3 nguyên nhân sau:

1.1. Do thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng tiêu chảy ở bà bầu. Khi biết được mình mang thai, hầu hết các mẹ bầu đều thay đổi chế độ ăn uống để đảm bảo dưỡng chất cho thai nhi. Chính sự thay đổi đột ngột này khiến cho mẹ bầu bị đau bụng, đi ngoài.

Ngoài ra, bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất đạm, dầu mỡ khiến cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu không kịp hấp thụ mà phải tống ra ngoài gây tiêu chảy. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ thực phẩm không đảm bảo vệ sinh khiến cho đường ruột bị nhiễm khuẩn cũng gây ra tình trạng tiêu chảy.

1.2. Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ

Khi mang thai, các hormone trong cơ thể bà bầu có sự biến động mạnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, sự mất cân bằng hormone ảnh hưởng đến co bóp nhu động ruột. Khi nhu động ruột co bóp mạnh sẽ dẫn đến tiêu chảy và ngược lại.

1.3. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc như: thuốc sắt, thuốc kháng axit, kháng sinh… dùng để xử lý bệnh nền cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy.

Ngoài ra, việc bổ sung vitamin trước khi sinh không đúng cách cũng gây ra tình trạng đi ngoài.

nguyên nhân gây tiêu chảy ở bà bầu
Uống thuốc kháng sinh, vitamin cũng có thể dẫn đến tiêu chảy

1.4. Do các bệnh lý về đường ruột

Những bà bầu bị mắc các bệnh lý về đường ruột như: viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn… sẽ xuất hiện các triệu chứng đau bụng, đi ngoài, phân lỏng…

2. Bà bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

Tiêu chảy khi mang thai có thể kéo dài từ 1 – 8 ngày, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Thông thường, trường hợp bị tiêu chảy nhẹ do chế độ ăn uống hoặc tác dụng phụ của thuốc, bệnh sẽ tự hết sau vài ngày. Mẹ bầu không cần lo lắng.

Tuy nhiên, trường hợp tiêu chảy kèm triệu chứng nôn mửa, sốt cao do nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng thì mẹ bầu cần lưu ý và có phương pháp điều trị kịp thời. Bởi nếu không cẩn thận, mẹ bầu có thể mất nước, suy nhược cơ thể.

Trường hợp bị tiêu chảy và xuất hiện những cơn đau quanh rốn, mỗi khi đau lại mót đi ngoài, đôi khi là những cơn đau dữ dội. Điều đáng nói, cơn đau liên quan đến hiện tượng kích thích co bóp tử cung gây đẻ non hoặc sảy thai.

Do đó, khi bị tiêu chảy kèm các triệu chứng khác như: nôn mửa, sốt cao, đau bụng quanh rốn… mẹ bầu nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

3. 3 cách “đối phó” tình trạng tiêu chảy ở mẹ bầu

3.1. Bổ sung nước và chất điện giải

Bà bầu bị tiêu chảy kéo dài dẫn đến tình trạng mất nước và chất điện giải, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Lúc này, bổ sung nước uống đầy đủ là nhiệm vụ hàng đầu, có thể nước lọc, nước ép hoa quả và uống Oresol để cân bằng chất điện giải.

3.2. Chú ý chế độ ăn uống

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì? Câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm. Bởi chế độ ăn uống liên quan tới tình trạng bệnh. Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, mẹ bầu nên thực hiện chế độ ăn uống như sau:

  • Ăn chín uống sôi, không ăn đồ tái sống như gỏi cá, rau sống;
  • Ăn uống đảm bảo vệ sinh, tránh đồ ăn hàng quán, vỉa hè;
  • Kiêng đồ ăn cay nóng, ngọt, đồ tanh;
  • Bổ sung thực phẩm chứa pectin như: chuối, cà rốt…
  • Ăn sữa chua không đường chứa probiotics, một loại vi sinh vật có lợi giúp diệt khuẩn, kích thích tiêu hóa , ổn định niêm mạc ruột, ngăn ngừa tiêu chảy.

3.3. Áp dụng bài thuốc dân gian

Để cải thiện tình trạng tiêu chảy, bà bầu có thể áp dụng các bài thuốc dân gian từ “cây nhà lá vườn” . Tuy nhiên, chúng chỉ có tác dụng giảm triệu chứng chứ không điều trị căn nguyên gây ra.

Lá búp ổi: Lấy 1 nắm lá búp ổi nhai với chút muối hạt, nuốt cả nước lẫn bã. Ăn liên tục trong 2 ngày, mỗi ngày 2 lần.

búp ổi chữa tiêu chảy
Chữa tiêu chảy bằng búp ổi an toàn, hiệu quả

Trà gừng: 100g gừng tươi, 5g chè khô cho vào ấm đun với 800ml nước. Đun cho tới khi còn 2/3 lượng nước, cho 15ml dấm vào trộn, chia thành 3 phần bằng nhau, uống trong ngày. Sau 1-2 ngày sẽ thấy hiệu quả.

4. Lời khuyên từ chuyên gia

Chị Vũ Trang và các mẹ bầu lưu ý, nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài 2-3 ngày không hết, hãy đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ khám, xác định rõ nguyên nhân.

  • Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không mua bất kỳ loại thuốc nào nếu không được bác sĩ kê đơn.
  • Hãy uống đủ nước, bổ sung chất điện giải, khoáng chất để bù lại lượng nước đã mất.
  • Đi khám ngay khi có hiện tượng đau bụng, buồn nôn, nôn, sốt cao…

Hi vọng, những chia sẻ trên đã giúp cho chị Vũ Trang cũng như độc giả nắm được nguyên nhân và cách xử lý khi bà bầu bị tiêu chảy. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khoẻ 0865 344 349 hoặc để lại thông tin trên form tư vấn dưới đây để được giải đáp.

Xem thêm

Bài viết này có hữu ích cho bạn không?
Nguồn tham khảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN TỨC BÁO CHÍ

Bài liên quan

0343 446699