Cẩn trọng với tiêu chảy cấp mùa hè – Cách phòng và chữa bệnh
24/06/2021
Mùa hè là dịp tiêu chảy cấp bùng phát mạnh nhất, đặc biệt ở trẻ em và người cao tuổi. Nếu không được xử trí đúng cách, bệnh có thể gây nguy hiểm cho người mắc phải. Nắm bắt những thông tin dưới đây sẽ giúp người bệnh biết cách phòng tránh và xử trí khi bị tiêu chảy cấp.
1. Thế nào là tiêu chảy cấp?
Tiêu chảy là tình trạng đại tiện tăng lên trong 1 ngày (cao hơn 2 lần/ngày), phân lỏng, có thể lẫn dịch nhầy, hoặc thức ăn chưa được tiêu hóa hết. Trường hợp tiêu chảy cấp, đi ngoài sẽ toàn nước có lẫn máu. Thời gian tiêu chảy lúc này diễn ra liên tiếp nhiều ngày (từ 5-7 ngày).
Tiêu chảy cấp có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên phổ biến nhất là gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi (đến 80%). Đây cũng là bệnh lý tiêu hóa thường gặp ở trẻ em trong mùa hè. Bệnh dễ lây lan, gây suy dinh dưỡng và tử vong nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
2. Tại sao tiêu chảy cấp dễ gặp vào mùa hè?
Tiêu chảy cấp thường xuất hiện và bùng phát mạnh vào mùa hè bởi các lý do sau:
2.1 Ký sinh trùng phát triển mạnh
Mùa hè cũng là mùa sinh sôi của vô vàng loại côn trùng gây hại như: ruồi, muỗi, kiến, gián,… Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh lây lan. Nhất là ở những khu dân cư đông người, sử dụng chung nguồn thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh. Mặt khác, khí hậu nóng ẩm cũng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn tả (cholerae), lỵ (Shigella), E.coli,… phát triển mạnh. Từ đó, con người dễ nhiễm tiêu chảy cũng như tiêu chảy cấp.
2.2 Ngộ độc thực phẩm
Các thực phẩm được sử dụng trong mùa hè rất dễ hư hỏng và nhiễm độc. Ngoài ra, việc bảo quản thực phẩm trong mùa hè cũng không hề dễ dàng. Khi ăn phải những thực phẩm hỏng, nhiễm khuẩn gây ngộ độc, dẫn đến đau bụng, tiêu chảy. Theo ước tính, mỗi năm có 2 triệu lượt người bị tiêu chảy do ngộ độc thức ăn tại Việt Nam.
2.3 Do thói quen ăn uống
Thời tiết nắng nóng nhiều người có thói quen ăn kem, uống nước đá, ăn các đồ tái sống như: tiết canh, rau sống, nem chua,… Những đồ ăn, thức uống này thường tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy rất cao. Khi các vi khuẩn, vi sinh vật xâm nhập vào ruột, chúng sẽ sinh sôi, phát triển, tiêu diệt các vi khuẩn có lợi và tiết ra độc tố gây tiêu chảy.
3. Dấu hiệu nhận biết tiêu chảy cấp
- Đại tiện nhiều lần trong ngày.
- Phân toàn nước, lẫn máu, kéo dài 5-7 ngày.
- Cơ thể sốt cao >38 độ C.
- Liên tục khát nước.
- Cơ thể mệt mỏi, xanh xao.
- Đầu bụng, chán ăn.
- Nôn kèm đổ mồ hôi lạnh.
4. Những biến chứng nguy hiểm
Tiêu chảy cấp kéo dài gây ảnh hưởng tới sự hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Người bệnh thường gầy gò, xanh xao, da dẻ nhăn nheo, hệ miễn dịch suy giảm, dễ bị nhiễm trùng.
Trong trường hợp không xử lý kịp thời, người bệnh có thể bị trụy tim, nhất là trẻ em và người cao tuổi, người có sức đề kháng kém.
Ở trẻ em, do sự phân bổ nước trong cơ thể khác với người lớn. Do đó, khi bị tiêu chảy dễ bị mất nước, mất khoáng nhanh hơn. Nồng độ Kali, Natri, Canxi hạ thấp.
5. Xử trí tiêu chảy cấp vào mùa hè như thế nào?
Nguyên tắc ưu tiên hàng đầu khi có người thân mắc tiêu chảy cấp là cần đưa ngay tới bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất. Không tự mua thuốc, để bệnh nhân điều trị tại nhà bởi có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, tạo điều kiện cho mầm bệnh lây lan cho gia đình và cộng đồng.
Trong trường hợp bất khả kháng chưa đưa được bệnh nhân đến bệnh viện, có thể cho bệnh nhân dùng oresol (pha đúng tỷ lệ theo hướng dẫn) hoặc nước gạo rang, nước cháo loãng, cho bệnh nhân uống nhiều nước.
Đối với các trường hợp trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, hoặc trẻ bị suy dinh dưỡng, bắt buộc phải đưa đến cơ sở ý tế để phòng tránh những hệ lụy nguy hiểm xảy ra. Không tự ý cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
6. Phòng tránh tiêu chảy cấp trong mùa hè
Mùa hè rất dễ mắc tiêu chảy cấp, do đó, hãy tuân thủ những nguyên tắc sau để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình:
- Ăn thức ăn đã nấu chín hoàn toàn, uống nước đã được đun sôi.
- Không ăn rau sống, tiết canh.
- Không ăn các loại thức ăn đã để quá 6h, hoặc qua đêm.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng.
- Nếu có người trong gia đình mắc bệnh, cần cách ly riêng, không dùng chung dụng cụ trong ăn uống.
- Trẻ em nên được tiêm chủng vacxin do bác sĩ tư vấn.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn hiểu hơn về tiêu chảy cấp. Từ đó, có phương án dự phòng, bảo vệ mình và người thân tốt nhất trong mùa hè này. Để lại bình luận hoặc gọi đến hotline 0865 344 349 để được giải đáp mọi thắc mắc.
XEM THÊM: