Học lỏm ngay 5 cách trị tiêu chảy kèm sốt ở người lớn
04/02/2021
Tiêu chảy do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là rối loạn tiêu hóa thông thường. Tuy nhiên tiêu chảy kèm sốt ở người lớn lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nhiễm khuẩn đường ruột. Nếu bạn đang gặp vấn đề này, muốn tìm cách xử trí thì hãy tham khảo bài viết bên dưới đây.
1. Biểu hiện của tiêu chảy kèm sốt
Những người bị tiêu chảy kèm sốt thường có những biểu hiện sau:
- Đau bụng, đi ngoài liên tục, tần suất hơn 3 lần/ngày, kéo dài trong vài ngày, thậm chí là một tuần.
- Phân lỏng, có kèm theo chất nhầy hoặc sủi bọt, trường hợp nặng phân có thể lẫn máu.
- Thân nhiệt nóng, sốt trên 38 độ, cơ thể có lúc ớn lạnh.
- Người mệt mỏi, cơ thể suy kiệt, họng khô, khát nước.
Tiêu chảy kèm sốt do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là do virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng hoặc biểu hiện của bệnh về đường tiêu hóa như: viêm ruột thừa, viêm đại tràng, lồng ruột…
Trường hợp nhẹ, bệnh sẽ tự hết nếu được chăm sóc đúng cách và kịp thời. Tuy nhiên, trường hợp nặng, tình trạng tiêu chảy kéo dài nếu không được chăm sóc đầy đủ, người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, suy nhược sức khỏe do thiếu nước và dinh dưỡng. Đặc biệt, nếu lên cơn sốt cao, người bệnh có thể bị sốc phản vệ, co giật, cơ thể mất nước trầm trọng dẫn tới suy thận, hôn mê.
2. 5 cách điều trị tiêu chảy kèm sốt ở người lớn
Tiêu chảy kèm sốt tuy không nguy hiểm đến tình trạng nhưng khiến cho sức khỏe người bệnh suy kiệt, mệt mỏi, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng khó lường. Do đó, người bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt với các phương pháp sau:
2.1. Bù nước, chất điện giải
Khi bị tiêu chảy, cơ thể sẽ mất nước và chất điện giải dẫn đến suy nhược sức khỏe. Do đó, việc đầu tiên cần thực hiện chính là bù nước và chất điện giải cho cơ thể.
Bạn có thể pha 200ml nước lọc với Oresol để uống. Nếu không mua kịp điện giải Oresol, có thể sử dụng nước gạo rang, nước cháo để khắc phục. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bổ sung thêm nước lọc, nước ép hoa quả, vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng.
2.2. Truyền dịch
Trường hợp nặng, cơ thể không hấp thụ được chất điện giải qua đường uống thì cần nhập viện để truyền tĩnh mạch.
2.3. Uống thuốc trị tiêu chảy
Những loại thuốc trị tiêu chảy phổ biến trên thị trường, người bệnh có thể sử dụng như sau:
- Loperamid, Imodium, Berberin… có tác dụng trực tiếp lên cơ hoành, cơ dọc thành ruột giúp giảm sự co bóp của nhu động ruột.
- Kaolin… làm bất hoạt các độc tố và tác nhân gây tiêu chảy.
- Thuốc Bismuth subsalicylate giúp giảm lượng chất lỏng và điện giải khi tiêu chảy.
Các loại thuốc trên phải được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý sử dụng.
2.4. Hạ sốt tại nhà
- Chườm trán bằng khăn ấm;
- Lau cổ, nách, bẹn cho người bệnh bằng khăn ấm;
- Mặc quần áo thoáng, dễ chịu;
- Để phòng thông thoáng nhưng tránh gió lùa vào;
- Uống thuốc hạ sốt: Paracetamol…
2.5. Áp dụng bài thuốc “cây nhà lá vườn”
Nụ sim và lá mơ: 16g lá mơ, 8g nụ sim sắc với 500ml nước cho tới khi còn 200ml nước. Chia thành 2 phần uống trong ngày. Khi hết tiêu chảy vẫn nên uống thêm 2 ngày cho ổn định tỳ vị.
Hồng xiêm xanh: Cắt 10 lát hồng xiêm xanh sắc với nước, nước phải nhập hồng xiêm. Uống liên tục trong 2 ngày sẽ thấy cải thiện tình trạng tiêu chảy.
3. Lời khuyên từ chuyên gia
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, để phòng tránh hiện tượng sốt tiêu chảy, bạn cần lưu ý những điều sau:
3.1. Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ
- Mỗi gia đình nên xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi;
- Không thải phân, rác xuống ao, hồ;
- Sử dụng nguồn nước sạch;
- Ở những nơi dịch bệnh, nước phải được sát khuẩn bằng cloramin B.
3.2. Chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng với người bị tiêu chảy là vô cùng quan trọng, bởi nếu không cẩn thận sẽ khiến tình trạng đi ngoài diễn ra trầm trọng hơn. Người bệnh cần:
- Lựa chọn thực phẩm lỏng, dễ tiêu hóa như: cháo, súp, canh… trong vài ngày cho tới khi tình trạng bệnh ổn dần;
- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ từ rau cải xanh, chuối, táo, cam, khoai lang…;
- Không sử dụng những khó tiêu như đồ nếp, hải sản, thịt đỏ… khiến cho hệ tiêu hóa phải làm việc hết công suất;
- Không ăn những thực phẩm tái sống, chưa được nấu chín kĩ, đồ ăn mất vệ sinh;
- Uống trà hoa cúc, ăn sữa chua để giảm những cơn co thắt ruột và làm sạch vi khuẩn.
Tiêu chảy kèm sốt ở người lớn tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Khi phát hiện triệu chứng bất thường, hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời. Đừng quên liên hệ với chúng tôi qua tổng đài chăm sóc sức khoẻ 0865 344 349 hoặc điền thông tin bên dưới để được chuyên gia tư vấn, giải đáp.
Xem thêm