Hỗ Trợ Giảm Triệu Chứng Bệnh Đại Tràng

Uống thuốc kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao? Bác sĩ giải đáp thắc mắc

15/12/2020

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy, có thể do nhiễm khuẩn đường ruột, ngộ độc thực phẩm… nhưng cũng có thể do lạm dụng thuốc kháng sinh. Tại sao uống thuốc kháng sinh bị tiêu chảy? Đây cũng là thắc mắc của nhiều người. Nếu bạn đang quan tâm về vấn đề này, cùng tham khảo bài viết dưới đây.

1. Tại sao uống thuốc kháng sinh bị tiêu chảy?

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng bình thường trong đường ruột luôn tồn tại hệ vi khuẩn lành tính với nhiều loài khác nhau. Các vi khuẩn này luôn duy trì ở thế cân bằng, có tác dụng tăng cường quá trình tiêu hóa, hấp thụ các chất dinh dưỡng, thải trừ chất độc ra khỏi đường ruột, đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh.

Kháng sinh là loại thuốc có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, tuy nhiên trong cơ thể người luôn có sự cân bằng giữa các vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Kết quả là 2 nhóm vi khuẩn này có thể bị phá vỡ sự cân bằng, vi khuẩn có hại có cơ hội phát triển trong đường ruột, tiết ra độc tố gây tổn thương niêm mạc ruột, kích hoạt quá trình viêm nhiễm gây phù nề, xuất huyết dẫn đến rối loạn tiêu hóa và điển hình là triệu chứng tiêu chảy.

Uống kháng sinh bị tiêu chảy
Tiêu chảy là biểu hiện phổ biến khi sử dụng kháng sinh

2. Biểu hiện tiêu chảy

Tiêu chảy do kháng sinh có thể xảy ra 5 – 10 ngày sau khi bắt đầu sử dụng thuốc. Đôi khi, tiêu chảy và các triệu chứng khác  cũng có thể xuất hiện sau khi hoàn tất quá trình sử dụng thuốc kháng sinh.

Các dấu hiệu và triệu chứng từ nhẹ đến nặng như sau:

  • Phân sống, mủ trong phân, đi ngoài có máu;
  • Đi ngoài thường xuyên, phân lỏng hoặc toàn nước;
  • Đau bụng;
  • Sốt, buồn nôn, chán ăn.

Khi gặp phải triệu chứng này, người bệnh nên ngưng thuốc đang điều trị và báo ngay cho bác sĩ, dược sĩ kê đơn để họ có phương pháp xử lý kịp thời.

Tiêu chảy
Đi ngoài phân lỏng, tần suất hơn 3 lần/ngày

3. Làm gì khi bị tiêu chảy do uống thuốc kháng sinh?

Tiêu chảy khi sử dụng thuốc kháng sinh là triệu chứng phổ biến. Trường hợp nhẹ có thể thuyên giảm hoặc khỏi hẳn sau khi ngưng thuốc. Trường hợp nặng, người bệnh có thể yêu cầu dừng hoặc chuyển đổi thuốc kháng sinh khác.  Ngoài ra, để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do tiêu chảy gây ra, người bệnh có thể thực hiện các phương pháp sau:

3.1. Bù nước và chất điện giải

Khi mất nước do tiêu chảy liên quan đến việc sử dụng thuốc kháng sinh, bạn cần phải bổ sung nước, chất điện giải kịp thời. Người bệnh có thể uống nước đun sôi, để nguội hoặc sử dụng dung dịch Oresol theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Trường hợp mất nước nặng, việc bù nước bằng đường uống không đáp ứng đủ, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp truyền tĩnh mạch.

Trong thời gian bị tiêu chảy, người bệnh tránh đồ uống có chứa cồn, caffeine như: cà phê, cocacola, trà… khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ khi bị tiêu chảy, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về phương pháp điều trị tiêu chảy và bù nước cho cơ thể.

Bù nước và chất điện giải
Bổ sung Oresol bù nước, chất điện giải cho cơ thể

3.2. Chế độ ăn uống phù hợp

Chọn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, ưu tiên dạng lỏng như: cháo, súp, canh… Người bệnh nên ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì bữa lớn (mục đích để dễ tiêu hóa, không gây nặng nề cho đường ruột).

Khi bị tiêu chảy, người bệnh nên tránh ăn những thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ và gia vị cay nóng như: tiêu, ớt…

Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung những thực phẩm lợi khuẩn qua đường ruột như ăn sữa chua có tác dụng tăng cường vi khuẩn có lợi, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

3.3. Áp dụng các bài thuốc dân gian

Hiện nay, các bài thuốc nam chữa tiêu chảy là phương pháp được nhiều người áp dụng bởi tính an toàn, hiệu quả. Người bệnh có thể áp dụng 2 bài thuốc sau:

Lá ổi: Hái 1 nắm lá ổi, cả lá non và lá già, sắc với 2 bát nước cho tới khi còn 1 bát thì dừng. Chia làm 2 phần uống trong ngày.

Lá vối: 1 nắm lá vối, 8g vỏ ổi, 10g núm chuối tiêu sắc với 400ml nước, đun sôi cho tới khi còn 100ml. Chia 2 phần uống vào buổi sáng và chiều. Thực hiện liên tục trong 2-3 ngày.

Ngoài những phương pháp trên, theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng để ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy trong thời gian sử dụng thuốc kháng sinh lâu dài, người bệnh có thể tham khảo những sản phẩm từ thảo dược có thành phần Bạch truật, Bạch Linh, Đảng sâm… chính là các vị có trong bài thuốc “Tứ quân tử thang” có tác dụng kiện tỳ, ích khí, dùng cho người gặp các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi… đồng thời hỗ trợ điều trị viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích.

4. Lời khuyên của chuyên gia

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, để ngăn ngừa bệnh tiêu chảy do sử dụng thuốc kháng sinh, bạn cần lưu ý:

Ths.Bs. Nguyễn Thị Hằng
TTƯT, Ths.Bs. Nguyễn Thị Hằng đưa ra lời khuyên cho người bệnh
  • Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về sử dụng;
  • Trường hợp nằm viện, hãy yêu cầu người chăm sóc phải rửa tay sạch trước khi chạm vào. Điều này hạn chế được tình trạng lây vi khuẩn gây tiêu chảy;
  • Báo cho bác sĩ kê đơn nếu đã có tiền sử tiêu chảy do uống thuốc kháng sinh trong quá khứ.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách xử lý khi uống thuốc kháng sinh bị tiêu chảy mà website daitrangtambinh.vn tổng hợp được, hi vọng sẽ có ích cho người bệnh. Để được các chuyên gia tư vấn, giải đáp thắc mắc người bệnh có thể liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0865 433 349 hoặc điền thông tin vào form mẫu bên dưới.

Chúc bạn sức khỏe!

Xem thêm

Bài viết này có hữu ích cho bạn không?
Nguồn tham khảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN TỨC BÁO CHÍ

Bài liên quan

0343 446699