Hội chứng ruột kích thích: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
29/04/2021
Trong các bệnh về đại trực tràng – ống hậu môn, hội chứng ruột kích thích là bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất với khoảng 83%. Bệnh gây ra các cơn đau bụng quặn thắt, đại tiện bất thường, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh.
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích (IBS) hay viêm đại tràng co thắt là tình trạng rối loạn chức năng ruột, thường xuyên tái phát nhưng không tìm thấy tổn thương thực thể qua thăm khám, giải phẫu kiểm tra.
Đại tràng co thắt được cho là lành tính nhưng có tác động lớn đến chất lượng sống của người mắc phải. Theo thống kê có đến 20% dân số Việt Nam mắc phải hội chứng này.
Triệu chứng hội chứng ruột kích thích
Các triệu chứng chính mà đa số người bệnh gặp phải là đau bụng, táo bón, tiêu chảy…
Triệu chứng | Biểu hiện |
✅ Đau bụng | ⭐ Đau không có vị trí và đặc điểm nhất định. Người bệnh có thể đau dọc khung đại tràng, đau nhiều hơn sau khi ăn. Cơn đau có thể âm ỉ nhiều ngày hoặc chỉ diễn ra trong 1-2 ngày… |
✅ Táo bón | ⭐ Phân khô cứng, thường kèm theo nhầy bọc ngoài phân. Phân không bao giờ lần máu. |
✅ Tiêu chảy | ⭐ Số lần đại tiện nhiều, phân lỏng không lẫn máu. Tiêu chảy thường kèm theo đau bụng. |
✅ Triệu chứng khác | ⭐ Đầy hơi, chướng bụng, có cục cứng nổi lên tạo cảm giác nặng bụng; nhức đầu, mất ngủ; cảm giác đại tiện không hết phân; trung tiện nhiều… |
Các nguyên nhân hội chứng ruột kích thích
Nguyên nhân dẫn đến đại tràng co thắt có thể do rối loạn nhu động ruột, nhiễm trùng, ăn uống không hợp lý hoặc căng thẳng, stress kéo dài:
Rối loạn nhu động ruột
Sự co thắt các cơ trong nhu động ruột giúp di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa dễ dàng. Tuy nhiên, nếu các cơn co thắt mạnh và kéo dài hơn bình thường sẽ khiến bạn bị đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy. Mặt khác, sự co bóp quá yếu lại làm chậm quá trình di chuyển thức ăn, gây táo bón.
Sự bất thường của hệ thần kinh (Phối hợp não – ruột kém)
Các tín hiệu phối hợp không tốt giữa não và ruột có thể khiến cơ thể phản ứng quá mức với những thay đổi thường xảy ra trong quá trình tiêu hóa dẫn đến đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Lúc này này các dây thần kinh trong hệ tiêu hóa cũng trở nên bất thường làm bạn thấy khó chịu hơn với các triệu chứng này.
Nhiễm trùng nặng
Hội chứng ruột kích thích có thể hình thành sau một đợt tiêu chảy nghiêm trọng (viêm dạ dày ruột) do vi khuẩn hoặc virus gây ra. IBS cũng có thể là hệ quả của việc quá nhiều vi khuẩn gây hại trong ruột làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Căng thẳng, stress
Thường xuyên căng thẳng, áp lực cũng là nguyên nhân gây nên hội chứng ruột kích thích. Đặc biệt, nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Do ăn uống
Dị ứng thực phẩm hiếm khi gây ra IBS. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể mắc phải hội chứng này khi thường xuyên ăn uống các loại thực phẩm như: Đồ cay nóng, nước uống có ga, cồn, chất kích thích, nhiều dầu mỡ…
Đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng ruột kích thích
Bạn sẽ dễ mắc phải IBS hơn nếu thuộc các trường hợp:
- Còn trẻ: Hội chứng ruột kích thích gặp nhiều hơn ở những người dưới 50 tuổi.
- Giới tính nữ: Nữ giới thường có xu hướng mắc IBS nhiều hơn nam giới. Đặc biệt là với những chị em sử dụng liệu pháp estrogen trước hoặc sau khi mãn kinh.
- Có tiền sử gia đình về IBS: Bạn có nguy cơ cao mắc hội chứng này nếu trong gia đình cũng có người mắc.
- Thường xuyên lo lắng, căng thẳng: Những người thường xuyên gặp áp lực trong cuộc sống dễ bị hội chứng ruột kích thích hơn người bình thường.
Chẩn đoán
Các bác sĩ chẩn đoán đại tràng co thắt thông qua việc loại trừ các bệnh lý khác. Để hỗ trợ việc này, hiện nay các nhà nghiên cứu đã phát triển hai bộ tiêu chuẩn:
Tiêu chuẩn Rome:
Người bệnh được chẩn đoán là mắc hội chứng ruột kích thích khi xuất hiện tình trạng đau bụng và khó chịu kéo dài ít nhất 3 ngày/ tháng, trong 3 tháng vừa qua. Đồng thời, kết hợp từ 2 triệu chứng sau: tăng số lần đại tiện, thay đổi tần suất của phân hoặc thay đổi độ đặc của phân.
Tiêu chí Manning:
Tập trung vào biểu hiện khi đi tiêu, cảm giác đi tiêu không hết phân, tình trạng chất nhầy trong phân, thay đổi độ đặc của phân. Triệu chứng càng nhiều thì khả năng mắc hội chứng ruột kích thích càng cao.
Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị một số kiểm tra bổ sung bao gồm:
- Chẩn đoán hình ảnh: Nội soi đại tràng, chụp X-quang, chụp CT
- Xét nghiệm máu.
- Xét nghiệm không dung nạp lactose.
- Kiểm tra hơi thở.
- Xét nghiệm phân tìm vi khuẩn, ký sinh trùng.
Điều trị hội chứng ruột kích thích
Các phương pháp điều trị IBS tập trung vào làm giảm triệu chứng để người bệnh có một cuộc sống bình thường. Trong hầu hết các trường hợp, chúng ta có thể kiểm soát bệnh bằng thay đổi chế độ ăn uống và lối sống. Các cách điều trị tại nhà bao gồm:
Ăn uống đều đặn
Không bỏ bữa, cố gắng ăn cùng một khoảng thời gian trong ngày để điều chỉnh chức năng ruột. Với các trường hợp bị tiêu chảy, nên chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn quá no trong cùng một bữa. Với trường hợp bị táo bón, nên ăn nhiều chất xơ để nhuận tràng.
Uống nhiều chất lỏng
Bao gồm các loại canh, súp, nước bạn uống mỗi ngày. Trong đó nước là chất lỏng cần được ưu tiên. Song song với đó, cần tránh rượu bia, các loại thức uống chứa caffeine khiến đường ruột bị kích thích, làm trầm trọng các cơn đau. Đồ uống có ga sẽ dẫn tới đầy hơi, người viêm đại tràng co thắt cần chú ý hạn chế sử dụng.
Tránh các thực phẩm gây triệu chứng
Để tránh các triệu chứng bùng phát và tăng nặng, bạn cần kiêng khem những thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá, và những thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi như khoai lang, đồ ăn chiên rán, sữa và các sản phẩm từ sữa chứa lactose.
Sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý
Tránh làm việc với cường độ cao, quá sức; cố gắng kiểm soát tâm trạng luôn thoải mái, không để bản thân rơi vào tình trạng stress. Có thể tham gia nhiều hoạt động giải trí, thể dục thể thao để giải tỏa căng thẳng. Hạn chế thức khuya, nên ngủ trước 23h.
Vận động thể dục thể thao thường xuyên
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn kích thích nhu động ruột co thắt bình thường. Từ đó, hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích.
Mỗi ngày, người bệnh nên dành ra ít nhất 30 phút để vận động thể dục. Bắt đầu luyện tập với cường độ nhẹ và tăng dần.
Ngoài ra, người mắc hội chứng ruột kích thích nên luyện tập đi ngoài ngày một lần. Có thể kích thích cảm giác muốn đi ngoài bằng cách xoa bóp bụng.
XEM THÊM: