Hỗ Trợ Giảm Triệu Chứng Bệnh Đại Tràng

Điểm mặt 7 căn bệnh tiêu hóa thường gặp nhất ở Việt Nam

19/06/2021

Các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới chất lượng sống của người bệnh. Nguyên nhân chủ yếu do thói quen ăn uống, lối sống sinh hoạt không lành mạnh. Lúc này bạn dễ dàng mắc phải những căn bệnh tiêu hóa như sau:

1. Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hội chứng ruột kích thích là căn bệnh tiêu hóa hàng đầu mà rất nhiều người mắc phải. IBS khiến người bệnh gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu như: đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy ngay khi ăn đồ lạ, hoặc uống nhiều rượu bia,…

Các nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng thói quen ăn uống, thường xuyên căng thẳng, stress có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến căn bệnh này.

2. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh xảy ra khi axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, gây đau rát ngực. Trào ngược dạ dày thực quản thường xảy sau bữa ăn hoặc vào ban đêm.

Người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản cần kiêng các loại đồ ăn, đồ uống chua cay, uống thuốc kháng axit để kiểm soát bệnh. Trong một số trường hợp nặng, bạn có thể phải tiến hành phẫu thuật.

Nếu tình trạng ợ nóng kéo dài, kèm các triệu chứng hôi miệng, buồn nôn, đau tức ngực, khó thở,… bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời. Bởi lúc này, rất có thể bạn đang mắc phải trào ngược dạ giày thực quản.

bệnh tiêu hóa thường gặp

3. Sỏi mật – Bệnh tiêu hóa thường gặp

Túi mật đóng vai trò quan trọng trong lưu trữ và tiết dịch mật, giúp hỗ trợ tiêu hóa. Quá nhiều chất cặn cứng không được đào thải sẽ tích tụ lại và hình thành sỏi mật trong túi mật. Thông thường, sỏi mật xuất hiện khi có quá nhiều cholesterol, chất thải hoặc túi mật hoạt động sai cách.

Sỏi mật làm tắc các ống dẫn từ túi mật đến ruột, chúng gây ra cảm giác đau nhói ở vùng bụng phải. Người bệnh có thể điều trị bằng thuốc làm tan sỏi. Trong trường hợp không hiệu quả, cần làm phẫu thuật để loại bỏ sỏi mật.

4. Bệnh Crohn

Bệnh Crohn cũng là một trong những bệnh tiêu hóa thường gặp ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa. Đặc biệt là phần kết nối cuối ruột non với đầu đại tràng. Bệnh có thể di truyền, gây ra các triệu chứng như: đau bụng, tiêu chảy, sụt cân, sốt,…

Người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau tại chỗ, thuốc ức chế miễn dịch hoặc phẫu thuật nếu các cách điều trị thông thường không hiệu quả.

5. Viêm loét đại tràng

Các triệu chứng của viêm loét đại tràng khá giống với bệnh Crohn nhưng chỉ gây ảnh hưởng đến phần ruột già (đại tràng). Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch nhầm lẫn thức ăn hoặc các dưỡng chất là “kẻ tấn công”, dẫn đến hình thành một hoặc nhiều vết loét ở niêm mạc ruột già. Nếu xuất hiện tình trạng tiêu chảy, có máu trong phân hoặc thường xuyên đau quặn bụng, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Người bệnh có thể cải thiện tình trạng bằng các loại thuốc kháng viêm, giảm triệu chứng. Đồng thời kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh. Một số trường hợp viêm nặng, cần phẫu thuật cắt bỏ đại tràng.

6. Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là tình trạng viêm các mạch máu ở cuối đường tiêu hóa. Nguyên nhân chủ yếu do táo bón, tiêu chảy kéo dài, chế độ ăn uống thiếu chất xơ. Biểu hiện điển hình là thường xuyên đau rát, ngứa hậu môn, chảy máu tươi khi đi vệ sinh.

Để cải thiện bệnh trĩ cần chuyên tâm thay đổi thói quen ăn uống (ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước), tích cực tập luyện thể dục. Người bệnh cũng có thể dùng kem bôi, các loại thuốc không kê đơn để giảm triệu chứng. Với những người bị trĩ nặng, cần phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ.

7. Bệnh viêm túi thừa

Ở người lớn tuổi, các túi thừa thường xuất hiện ở đại tràng. Khi túi thừa bị viêm sẽ gây ra đau bụng và sốt. Béo phì được cho là nguyên nhân chính gây nên viêm túi thừa.

Trường hợp nhẹ, người bệnh có thể điều trị bằng kháng sinh, có chế độ ăn uống hợp lý để giải tỏa áp lực cho đại tràng. Nếu viêm nhiễm túi thừa nặng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh cần phẫu thuật để loại bỏ đoạn đại tràng bị ảnh hưởng.

Các bệnh lý về tiêu hóa tuy dễ gặp nhưng bạn hoàn toàn kiểm soát bằng việc thay đổi nếp sống, thói quen sinh hoạt và đặc biệt là chế độ ăn uống. Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nghi ngờ mắc bệnh, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác bệnh lý mà mình gặp phải. Từ đó có giải pháp điều trị phù hợp.

XEM THÊM:

Bài viết này có hữu ích cho bạn không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN TỨC BÁO CHÍ

Bài liên quan

0343 446699