Viêm đại tràng có uống sữa được không? Chuyên gia giải đáp
29/10/2020
“Em năm nay 25 tuổi, bị chẩn đoán viêm đại tràng cách đây 2 tháng nên phải ăn uống kiêng khem rất nhiều thứ. Em vốn thích sữa nhưng chị đồng nghiệp bảo bị bệnh này thì không được uống sữa. Vậy em muốn hỏi điều này có đúng không ạ?” (Vũ Hương – Thái Bình).
Câu hỏi của bạn Vũ Hương về vấn đề: Bị viêm đại tràng có uống được sữa không? Sẽ được gửi đến Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng. Sau đây là một số chia sẻ của bác sĩ về vấn đề này:
1. Người bệnh viêm đại tràng có uống sữa được không?
Sữa là thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khoẻ của con người, đặc biệt là những trường hợp gầy yếu, thiếu hụt dinh dưỡng. Bên cạnh đó, sữa cũng có tác dụng rất lớn giúp hệ tiêu hoá làm việc tốt hơn.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu, trong thành phần của sữa chứa một lượng lớn chất béo và đường lactose. Hai dưỡng chất này không phù hợp với người bệnh đại tràng bởi:
- Gây tình trạng khó tiêu, ảnh hưởng tới việc chuyển hoá dinh dưỡng từ thức ăn.
- Người bệnh dễ xuất hiện các biểu hiện như đầy bụng, tiêu chảy do đường tiêu hoá bị kích thích, tạo cảm giác khó chịu, mệt mỏi.
Mặc dù vậy, nếu biết cách sử dụng hợp lý, bạn vẫn có thể dùng sữa ngay cả khi bị viêm đại tràng, nhưng cần lựa chọn tỷ mỉ, đúng loại sữa phù hợp với cơ thể, hạn chế sử dụng các loại sữa và chế phẩm từ sữa động vật.
2. Bị viêm đại tràng nên uống sữa gì?
Người bệnh có thể uống một số loại sữa dễ tiêu hoá, có lợi cho đường ruột sau:
2.1. Sữa chua
Sữa chua là thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hoá, đặc biệt là đường ruột. Loại thực phẩm này không chỉ giàu vitamin, khoáng chất, protein, sắt,… mà còn chứa rất nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hoá. Bổ sung sữa chua mỗi ngày sẽ giúp các lợi khuẩn phát triển tốt, ngăn ngừa sự sinh sôi của các vi khuẩn có hại.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng sữa với lượng nhất định từ 1-2 hũ mỗi ngày vào buổi tối. Nếu lạm dụng quá nhiều có thể gây ra tình trạng đầy hơi, khó chịu.
2.2. Sữa đậu nành
Sữa đậu nành rất giàu protein và các axit béo không no cũng như các vitamin cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, loại sữa này không chứa đường lactose – không làm ảnh hưởng tới hoạt động của hệ tiêu hoá cũng như đại tràng.
Mặc dù vậy, khi sử dụng bạn cũng cần dùng với lượng phù hợp, tối đa 500ml mỗi ngày. Tránh tình trạng kích thích đến triệu chứng của bệnh, hạn chế việc thêm đường vào sữa.
3. Nên thay thế sữa bằng thực phẩm nào?
Việc hạn chế sử dụng các loại sữa có nguồn gốc từ động vật như sữa dê, sữa bò,… khiến người bệnh thiếu hụt một lượng lớn các dưỡng chất cần cho cơ thể. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm thay thế sữa như:
- Trái cây: những loại trái cây người bệnh viêm đại tràng nên sử dụng như ổi, lê, đu đủ chín, chuối, táo,…
- Rau xanh: các loại rau xanh rất tốt cho sức khoẻ và hệ tiêu hoá của con người nói chung và người bệnh viêm đại tràng nói riêng. Bạn nên thêm vào bữa ăn các loại rau như: súp lơ xanh, rau bina, rau họ bí,…
- Các thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá trích,… hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng của viêm đại tràng thể táo bón.
- Thực phẩm giàu đạm: Trứng, thịt nạc, nên ăn thịt xay để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hoá.
Mong rằng những chia sẻ trên đây của Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng đã giúp bạn Hương cũng như các độc giả khác giải đáp được thắc mắc viêm đại tràng có uống sữa được không? Đừng quên truy cập daitrangtambinh.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích liên quan đến bệnh viêm đại tràng.